Ảnh hưởng Người_tình_trên_chiến_trận

Xem thêm: Phim chưởng

Đầu thập niên 1970, trong khí thế chiến tranh hai miền đang hồi khốc liệt, công chúng thành thị Việt Nam Cộng hòa nói chung rất chuộng các văn hóa phẩm đề cao hòa bình thế giới và hòa giải giữa các dân tộc. Do đó, để làm mới lạ xu hướng này, nghệ thuật miền Nam thường khai thác các đề tài như cổ trang, võ hiệp, huyền thoại... Điểm khác lạ nữa mà Người tình trên chiến trận tích cực khai thác, là do chọn bối cảnh xã hội du mục nên buộc đoàn diễn phải chuẩn bị lượng phục trang và đạo cụ rất tốn kém, đặc biệt là nhiều áo giả lông thú trong thời tiết nóng bức ở miền Nam. Vì thế, Người tình trên chiến trận đương thời cũng được xếp vào hạng tuồng chỉ dành cho lớp khán giả thượng lưu, bởi giá vé rất đắt để bù phí tổn, mà đồng thời, chỉ những đoàn lớn mới dựng được. Cũng bởi thế, được diễn tuồng này là cơ hội vàng để vươn lên thành minh tinh của các tài tử ít tên tuổi.

Người tình trên chiến trận ra mắt khán giả lần đầu tiên trên sân khấu đoàn cải lương Kim Chung, sau đó được thu dĩa nhựa với các tài tử: Minh Vương, Thanh Tuấn, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, Thanh Sang, Hồng Nga, Diệp Lang. Tác phẩm nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở miền Nam, làm nổi bậc hơn nữa tên tuổi của một số nghệ sĩ tham gia vở diễn, đặc biệt nhất là "Nữ hoàng kiếm hiệp" Mỹ Châu đã thủ vai nữ chính rất thành công với hình tượng tiểu thơ A Khắc Thiên Kiều được đông đảo khán giả mến mộ.

Trong khoảng nửa thế kỷ từ lần đầu công diễn, Người tình trên chiến trận vẫn đứng vững ở danh mục 10 vở cải lương đặc sắc[3], với tiêu chí thường xuyên được khán giả yêu cầu và cũng thường xuyên được dựng nhất. Vở diễn là một trong những vai ưu tú của đôi nghệ sĩ Mỹ Châu (thập niên 1970) và Lệ Thủy (thập niên 1990) với hình tượng tiểu thơ A Khắc Thiên Kiều. Các tuyến nhân vật còn lại, nghệ sĩ Diệp Lang với A Khắc Lữ, Thanh Tuấn với A Khắc Chu Sa, Minh Phụng hay Minh Vương với Cổ Thạch Xuyên, cũng được coi là khó ai thế chỗ được.

Phát hành